Cấu tạo lốp xe ô tô: Các thành phần và ý nghĩa của nó
Sử dụng ô tô hằng ngày, đã bao giờ bạn tự hỏi lốp xe của mình có cấu tạo như nào và ý nghĩa của nó ra sao chưa? Trong bài viết hôm này về cấu tạo lốp xe ô tô, Chúng ta sẽ cùng các bạn tìm hiểu điều đó
Các thành phần của lốp xe ô tô bao gồm:
1, Thành lốp
Thành lốp là lớp cao su bên ngoài bao quanh hông (sườn) lốp và bảo vệ bố lốp khỏi những tác động bên ngoài. Thành lốp là phần linh động nhất. Khi di chuyển, thành lốp sẽ đàn hồi và liên tục biến dạng do tải tác động xuống.
2, Tanh lốp
Còn gọi là dây ta-lông, tanh lốp có tác dụng cố định lốp với vành. Hai bên dây được cuốn chắc chắn quanh các dây thép giữ cho lốp không bị tuột khỏi vành. Khi lốp căng, áp suất không khí từ bên trong sẽ đẩy cho tanh và vành áp sát nhau. Giữa 2 lớp này được thiết kế thêm 1 lớp lót bằng cao su cứng để tránh ma sát.
3, Bố lốp
Bố lốp là phần khung của lốp, được tạo thành nhờ sự xen kẽ giữa các lớp dây lốp và cao su ghép với nhau. Dây lốp của xe tải và xe thương mại thường được làm bằng thép còn của xe du lịch thì thường bằng nylon hoặc polyester. Bố lốp có thể được thiết kế theo hướng chéo hoặc tròn, vừa phải cứng để trụ được khi áp suất cao, đồng thời phải đủ dẻo dai để hấp thụ dao động từ bên ngoài.
4, Lớp đệm
Lớp này nằm giữa gai lốp và bố lốp, vừa đóng vai trò gia cố liên kết vừa làm giảm bớt những va chạm của mặt đường tác động lên bố lốp mà gai lốp đã hấp thụ bớt. Thường các lốp xe tải và xe thương mại dùng lớp đệm thép còn lốp xe du lịch dùng thép, tơ nhân tạo hoặc polyester.
5, Gai lốp
Hoa lốp hay gai lốp là lớp cao su ở ngoài cùng nhằm bảo vệ lớp bố khỏi ma sát và các tác động bên ngoài. Gai lốp có nhiệm vụ truyền lực chủ động và lực phanh lên mặt đường. Gai lốp có nhiều rãnh trên bề mặt được thiết kế để bổ trợ cho phanh và truyền lực. Vai trò của gai lốp rất quan trọng, mỗi kiểu gai lốp khác nhau sẽ cho ra một hiệu quả bám dính, thoát nước, phanh,… khác nhau. Tìm hiểu thêm ở bài viết: Các loại hoa lốp xe ô tô: Ý nghĩa ẩn sau các thiết kế!
Chia sẻ: